Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2015

Tổng quan về hệ thống ERP trong doanh nghiệp

Trong vài năm trở lại đây, hệ thống ERP trong doanh nghiệp đã không còn xa lạ đối với các doanh nghiệp Việt Nam, nhưng các yêu cầu đối với hệ thống ERP trong doanh nghiệp chuẩn thì ít ai hiểu rõ.


 ERP là là phần mềm quản lý mọi hoạt động của doanh nghiệp, cho phép công ty tự kiểm soát được tình hình sử dụng nguồn lực của họ. Qua đó, lên kế hoạch triển khai, sử dụng các nguồn lực hợp lý nhờ các chức năng nghiệp vụ được tích hợp sẵn trong trong hệ thống.

Hệ thống ERP trong doanh nghiệp cung cấp cho các doanh nghiệp hệ thống quản lý với quy trình hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý doanh nghiệp của lãnh đạo cũng như công việc của các nhân viên.

Phần mềm quản lý ERP


Yêu cầu đối với hệ thống ERP chuẩn

-Được thiết kế theo từng phần nghiệp vụ (module)

Với mỗi chức năng kinh doanh sẽ một module phần mềm tương ứng. Ví dụ: Phòng kế toán  sẽ có module tính lương (Count). Phòng bán hàng có module phân phối và bán hàng (Sale & Distribution), v.v... Mỗi module được thiết kế chỉ phục vụ một nghiệp vụ duy nhất. Với thiết kế theo kiểu module, căn cứ vào từng giai đoạn mà doanh nghiệp có thể mua từng module ERP riêng lẻ.

tính tích hợp chặt chẽ

Tính năng tích hợp chặt chẽ khiến các module cho phép kết nối thông tin giữa các phòng ban; đảm bảo tính đồng bộ, giảm thời gian xử lý cập nhật dữ liệu khi trao đổi thông tin; cho phép sắp xếp các quy trình nghiệp vụ giữa các phòng ban.

Có khả năng phân tích quản trị

Phần mềm ERP có khả năng phân tích dựa trên các tiêu chí được doanh nghiệp đưa ra từ đó, tổng hợp kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Ví dụ có thể phân tích chi phí nhập kho của nguyên vật liệu trong một dự án, một đơn hàng , một nhà vận chuyển , một công trình hay sản phẩm cụ thể...

Thông qua tổ hợp các chiều phân tích , phần mềm quản lý ERP cũng có thể đưa ra các đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Ví dụ phân tích kết quả bán hàng cho từng dây chuyền sản xuất của từng đơn hàng ứng với vùng thị trường... Đây là điều rất hay không được chú ý tới các doanh nghiệp khi lựa chọn hệ thống ERP trong doanh nghiệp.

Tính mở

Tính mở của hệ thống được đánh giá thông qua các lớp tham số hóa quy trình nghiệp vụ. Tùy thuộc vào từng doanh nghiệp để thiết lập các thông số để thích ứng với cấu hình hệ thống. Qua việc thiết lập thông số, người dùng có thể cài đặt quy trình quản lý trong doanh nghiệp.

Với cách này doanh nghiệp có thể tuỳ biến thêm, mở rộng quy trình quản lý. Khả năng kết nối dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, từ nhiều cơ sở dữ liệu khác nhau cũng là một trong các tính mở của  hệ thống ERP trong doanh nghiệp.

Hệ thống ERP còn có khả năng sửa chữa, khai thác thông tin. Do đó, cùng với quy trình vận hành, ERP có tính dẫn hướng . Mặt tích cực này cho phép doanh nghiệp học tập các quy trình quản lý doanh nghiệp, triển khai các quy trình quản lý và hoạch định các quy trình dự kiến của doanh nghiệp trong tương lai.



2 nhận xét: