Nhiều chuyên gia cho biết: Việc triển khai dự án ERP sẽ mang lại nhiều lợi ích đối với doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất. Việc nhập dữ liệu đầu
vào được tối ưu hơn, giao dịch có
liên quan, tăng tốc độ tổng hợp cũng như thực hiện các báo cáo, hiệu quả công việc tăng lên. Giúp kiểm soát, quản lý
tốt hơn các định mức về chi phí, công
nợ, tồn kho, lợi nhuận ,doanh thu… đồng
thời tối ưu hóa sử dụng các nguồn lực
để tăng hiệu
quả tối đa trong hoạt động sản xuất,
kinh doanh.
Dữ liệu thông tin của doanh
nghiệp được tập trung trong cùng một hệ thống, có
dễ dàng chia sẻ cho người cần tra cứu và sử
dụng thông tin như cổ đông, đối tác, khách hàng. Việc giao hàng cho khách sẽ được thực hiện đúng hạn, chính xác hơn làm cho mức độ hài lòng của khách hàng tăng lên.
Triển khai
hệ thống ERP tương đương với cải
tổ lại toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp theo quy
trình đạt tiêu chuẩn quốc tế, phù hợp với
yêu cầu của
doanh nghiệp, từ đó cắt giảm chi phí, chất lượng được cải thiện
sản phẩm, tăng lợi nhuận, tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Tư vấn ERP chiếm 80%
khối lượng công việc trong quá trình triển khai hệ thống,
còn lập
trình chỉ chiếm có 20%. Nhưng các hầu hết các doanh nghiệp đều
không chú trọng khâu tư vấn khi triển khai hệ thống. Ở Việt Nam hiện nay, số lượng chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm và trình độ cao không nhiều. Do đó, khi triển khai những hệ thống ERP phức tạp cho các doanh nghiệp lớn, thì
nên thuê tư vấn quốc tế, để đảm bảo sự thành công của dự án cũng như học hỏi tích lũy kinh nghiệm của các hãng chuyên nghiệp nước ngoài.
Để tạo ra phần mềm ERP chuyên nghiệp
đạt tiêu chuẩn quốc tế, thì cần kết hợp kiến thức của rất nhiều chuyên gia quản lý giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau, đồng thời cũng cần trải qua thời gian dài triển khai để hoàn thiện. Tính đến thời điểm này thì chưa có công ty phần mềm ERP Việt Nam đạt được yêu cầu này.
Căn cứ theo từng quy mô kinh doanh và nhu cầu của doanh nghiệp để tiến hành lựa
chọn hệt thống ERP sao cho phù hợp. Đối
với những doanh nghiệp nhỏ thì nên lựa chọn các phần mềm ERP của Việt Nam cung cấp.
Tuy nhiên, đa số các hệ thống ERP
trong nước chưa chức năng quản lý sản xuất; sự liên kết giữa các chức năng
vẫn còn kém hiệu quả; người lập
trình ra các phần mềm ERP này hầu hết là kỹ sư lập trình,
trong khi hệ thống ERP lại là
một quy trình quản trị, đây chính là điểm hạn chế của các phần mềm trong nước.
Hiện nay, các doanh nghiệp ở Việt Nam chú trọng
đến hệ thống ERP đa số là các doanh nghiệp lớn. Do đó, các giải pháp ERP nổi tiếng trên thế giới như SAP và Oracle mới là điều
họ quan tâm hơn cả. Trước đây, Oracle và SAP
chỉ hướng đến những công ty
lớn, nhưng vài năm gần đây, hai hãng phần mềm nổi tiếng thế giới này đã bắt đầu hướng đến các công ty nhỏ với các giải pháp và giá cả
phù hợp.
Nguyên nhân khiến cho việc triển khai hệ thống ERP ở Việt Nam chưa phổ biến. Hoạt động
tuyên truyền, giới thiệu vai trò
của hệ thống ERP đối với doanh nghiệp chưa rộng,
khiến cho nhiều doanh nghiệp vẫn chưa được tiếp
xúc với các giải pháp mới này. Đồng thời ngân sách cho triển
khai hệ thống ERP rất lớn, là khó khăn cho nhiều công ty trong nước. Một phần cũng do năng lực triển khai của các công ty cung cấp dự án ERP Việt Nam còn yếu kém, các doanh nghiệp đi đầu trong việc triển khai hệ thống ERP chưa đạt được hiệu
quả như mong muốn nên đã tạo ra sự do dự đối với các doanh nghiệp khác.
Triển khai hệ thống ERP là điều rất thiết yếu đối với doanh nghiệp, giúp tăng hiệu quả quản lý kinh doanh, góp phần tăng tính
cạnh tranh của doanh nghiệp. Nếu nếu triển khai hệ thống ERP từ khi quy mô doanh
nghiệp còn nhỏ sẽ rất dễ triển khai và các hoạt động sẽ dễ đi vào quy trình hơn.
Tuy nhiên, triển khai thành công dự án ERP không phải
là điều dễ
dàng, phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: mức độ quyết
tâm và nhận thức cao của những người quản lý doanh nghiệp; xác định rõ
mục tiêu, lập kế hoạch chi tiết từng danh mục,
các bước triển khai; lựa chọn giải pháp phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp...
Có thể bạn quan tâm : Triển khai dự án ERP hiệu quả vào thực tiễn
Có thể bạn quan tâm : Triển khai dự án ERP hiệu quả vào thực tiễn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét