Thứ Hai, 16 tháng 11, 2015

Tống quan về phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP OMEGA

Phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP OMEGA được xây dựng trên công nghệ tiên tiến Microsoft Visual Studio.NET, được phát triển trên hệ mở để dễ dàng tuỳ biến cho các doanh nghiệp sản xuất và thương mại có quy mô vừa và lớn.

Với phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP này khách hàng hoàn toàn yên tâm về việc quản trị các nguồn lực của mình: từ việc bán hàng, mua hàng, thu, chi, công nợ, phân bổ chi phí,...  đến việc phân tích lãi, lỗ,… được quản lý một cách đồng bộ, chặt chẽ.

Phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP OMEGA


Giới thiệu phần mềm ERP

Hệ thống ERP là một hệ thống phần mềm lớn, được phát triển theo đúng chuẩn mực quốc tế. Mỗi module của phần mềm ERP này đều được xây dựng một cách chỉnh chu qua các công đoạn.

Hệ thống ERP này đã triển khai thành công một số công ty lớn tại Việt Nam. Đây là một sản phẩm được phân chia thành các module nhỏ cho  từng bộ phận tác nghiệp và các module này có mối quan hệ hết sức chặt chẽ giữa các module

Có thể bạn quan tâm : Phần mềm quản lý doanh nghiệp miễn phí

Chức năng của hệ thống


Quản trị hệ thống
  •     Sao lưu, hồi phục cơ sở dữ liệu
  •     Tạo người dùng
  •     Phân quyền người dùng theo chức năng và dữ liệu
  •     Thiết  lập kết nối mạng LAN hoặc mạng Internet

Thông tin dùng chung 
  •     Khai báo hệ thống danh mục: Khách hàng, nhà cung cấp, mặt hàng, tài khoản, loại chứng từ,...
  •      Phân tích các chức năng:  phân tích mặt hàng, phân tích nghiệp vụ, phân tích đối  tượng
  •     Khai báo các hạn mức tồn kho
  •     Định nghĩa phương pháp sinh mã tự động (mã khách hàng, mặt hàng,...)
  •     Quản lý lịch sử liên hệ khách hàng/ nhà cung cấp

Quản lý tồn kho
  •     Quản lý nhập kho, xuất kho, vận chuyển kho
  •     Quản lý kiểm kê kho hàng
  •     Quản lý nhập xuất tồn theo Lô, theo ngày hết hạn
  •     Nhập xuất kho theo bộ,...
  •     Tự động kết xuất các báo cáo nhập xuất tồn, sổ chi tiết tồn kho, báo cáo phân tích tồn kho...
  •     Báo cáo phân tích hàng tồn kho theo mục đích sử dụng, theo kho, theo công trình.
  •     Báo cáo quản trị hàng tồn kho
Quản lý nhân sự 
  •     Quản lý hồ sơ nhân viên
  •     Quản lý quá trình công tác, học tập, hợp đồng lao động,...
  •     Quản lý tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế;
  •     Quản lý lịch sử tham gia BHXH, ký kết hợp đồng.
  •     Quản lý các chế độ BHXH được hưởng.
  •     Báo cáo phân tích thống kê tổng thể theo từng hồ sơ của người lao động.
Quản lý tiền lương
  •     Quản lý hồ sơ lương
  •     Chấm công
  •     Tính lương, thưởng, phạt.
  •     Quản lý thuế thu nhập cá nhân
  •     Lập phiếu lương, bảng lương, đề nghị chuyển lương qua tài khoản ngân hàng
  •     Báo cáo biến động lương, các khoản thu nhập theo thời gian

Quản lý mua hàng
  •     Lập yêu cầu mua hàng
  •     Lập kế hoạch mua hàng
  •     Theo dõi lịch sử giá mua gần nhất, các bảng chào giá…
  •     Phân tích các nhà cung cấp
  •     Lập đơn hàng mua
  •     Quản lý quy trình mua hàng và các hoá đơn hàng mua.
  •     Theo dõi tiến độ nhận hàng
  •     Phân tích biến động giá mua


Quản lý bán hàng
  •     Thiết lập các chính sách bán hàng cho từng nhóm khách hàng khác nhau
  •     Lập các báo giá
  •     Lập đơn hàng bán
  •     Theo dõi tiến độ giao hàng
  •     Quản lý quy trình phê duyệt đơn hàng bán.

Báo cáo tài chính
  •     Thiết lập các chỉ tiêu tài chính
  •     Hạch toán điều chỉnh
  •     Hợp nhất số liệu
  •     Lập báo cáo tài chính

Quản lý sản xuất
  • Quản lý máy móc thiết bị: Khai báo hệ thống các thiết bị, máy móc
  • Quản lý công đoạn sản xuất: Khai báo nhóm công đoạn, công đoạn sản xuất
  • Quản lý kế hoạch sản xuất: Kết nối trực tiếp với KHSX, phân công chi tiết lịch trình sản xuất.
  • Quản lý lệnh sản xuất:  theo dõi chi tiết lệnh sản xuất như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu,..
  • Dự trù chi phí NVL cho sản xuất. Dựa vào định mức (BOM) để tính toán số lượng NVL cần cho sản xuất

0 nhận xét:

Đăng nhận xét